TỔNG QUAN KIẾN THỨC VỀ OCOP

I. OCOP là gì?

1. Thông tin về OCOP 

OCOP được khởi xướng từ xứ Phù Tang từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Hiện tại thì OCOP đã xuất hiện tại hơn 40 quốc gia, trong đó có Việt Nam để học tập, thành công và đạt được nhiều thành tựu to lớn từ chương trình này. OCOP là tên viết tắt của cụm từ “One Commune One Product”, có nghĩa là “Mỗi xã một sản phẩm”. OCOP như là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm thực hiện mục tiêu của quốc gia là xây dựng nông thôn mới và khuyến khích thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Ví dụ một giấy chứng nhận OCOP cho sản phẩm tỏi đen của tỉnh Hải Dương.

Mỗi một màu sắc của từng chữ cái trong logo của OCOP đều mang ý nghĩa riêng:

  • Chữ O màu nâu tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất và cuộc sống làng xã. 
  • Chữ C màu xanh lá cây tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững. 
  • Chữ O màu xanh dương tượng trưng cho sức mạng, trí tuệ của con người Việt Nam. 
  • Chữ P màu vàng tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân hay người tổ chức tham gia được hưởng.

2. Chương trình OCOP

Chương trình OCOP là giải pháp thúc đẩy kinh tế nông thôn, khơi dậy tiềm năng phát triển của các địa phương. Mục đích chính của chương trình này là để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và các dịch vụ nổi bật của địa phương giúp đẩy mạnh phát triển kinh thế, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân ở đó.

3. Trách nhiệm của chủ thể tham gia OCOP

Nhà nước

  • Tổ chức đề án, xây dựng, phối hợp, làm việc bên tư vấn về triển khai.
  • Huy động nguồn kinh phí.
  • Tham mưu, ban hành những chính sách phù hợp để tạo điều kiện hỗ trợ phát triển qua các hoạt động cụ thể như: đào tạo, trau dồi thêm kiến thức, đề ra bộ tiêu chuyển sản phẩm, tạo các kênh phối hợp để phân phối sản phẩm, quảng bá, định hướng, …

Chính quyền các cấp

  • Quản lý trực tiếp các bộ phận, cá nhân trong hệ thống tổ chức đề án cùng cấp. Đồng thời ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ chủ thể tham gia dự án.
  • Phân bổ và điều chỉnh nguồn lực. Cùng với đó là tuyên truyền về đề án thông qua hệ thống.
  • Chịu trách nhiệm tổ chức cuộc thi sản phẩm OCOP cấp huyện để chọn ra sản phẩm tốt nhất thi vòng tỉnh.

Các tổ chức chính trị – xã hội – hành nghề

  • Liên minh Hợp tác xã (HTX) và Doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Xây dựng, phát triển HTX, doanh nghiệp ngoài nhà nước. 
  • Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh: Tham gia vào những giá trị hình ảnh trong chương trình OCOP.
  • Hội Nông Dân: Tuyên truyền, động viên hội viên tham gia vào đề án.
  • Các trường nghề trong tỉnh: Đào tạo ngành nghề liên quan, tuyên truyền cho cộng đồng tham gia đề án.

Người dân và tổ chức kinh tế

Người trực tiếp làm ra các sản phẩm OCOP chính là người dân và các tổ chức kinh tế. Do đó, người dân và tổ chức kinh tế có vai trò chủ đạo “nòng cốt” khi thực hiện đề án OCOP. Dựa vào thực tiễn và tiền năng của quê hương, họ sẽ tính toán và đưa quyết ra quyết định xem sẽ trồng cây gì hoặc nuôi con gì, sản phẩm nào sẽ có tiềm năng phát triển và đem lại lợi thế cạnh tranh cho địa phương. Sau khi xác định được sản phẩm thì chính người dân sẽ lập kế hoạch và thực hiện, bắt tay vào sản xuất. Quan trọng nhất vẫn là tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Chứng nhận OCOP

UBND tỉnh An Giang trao chứng nhận OCOP đạt 3 sao cho cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tại Ngày hội sản phẩm OCOP và hàng hóa đặc trưng các tỉnh thành năm 2021.

4. Mục tiêu của OCOP

Mục đích của việc triển khai chương trình OCOP

  • Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ truyền thống hoặc đặc trưng của nơi đó và đạt tiêu chuẩn để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế góp phần giúp cho đất nước phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn.
  • Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả các tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới. Có thể thấy rằng OCOP đưa ra những hướng đi phát triển các hình thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm đậm chất truyền thống có tiềm năng phát triển ở khu vực nông thôn mới.
  • Thông qua việc sản xuất và phát triển tại khu vực nông thôn, OCOP góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương.

II. Chứng nhận OCOP

Chứng nhận OCOP là hoạt động đánh giá và xác nhận về hoạt động sản xuất, đánh giá chất lượng sản phẩm là đã đạt tiêu chuẩn của chương trình OCOP chưa. Từ đó sản phẩm đủ điều kiện cũng như được biết đến là một sản phẩm chất lượng, đặc trưng, độc đáo và truyền thống của địa phương và người dân địa phương đó. 

Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:

  • Công giá đánh giá cấp huyện.
  • Công tác đánh giá cấp tỉnh.
  • Công tác đánh giá cấp trung ương.

Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan. Mỗi cấp có một mức độ đánh giá khác nhau. Mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần theo từng cấp, đảm bảo tiêu chí và yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.

Để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đánh giá, chủ thể tham gia OCOP phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng để có khả năng được xét duyệt cao nhất. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Phiếu đăng ký nêu rõ ý tưởng sản phẩm.
  • Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu đính kèm.
  • Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm.
  • Giấy đăng ký kinh doanh.
  • Bản sao công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh).
  • Sản phẩm theo mẫu.

III. Tại sao sản phẩm chứng nhận OCOP lại được quan tâm?

Những sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được khách hàng quan tâm, chú trọng hơn rất nhiều. Có thể kể tới những lý do khiến sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP được chú trọng như sau:

  • Sản phẩm OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp  về nhiều mặt. Hội đồng đánh giá gồm những cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực liên quan như y tế, môi trường, … Không chỉ vậy, việc đánh giá còn trải qua nhiều cấp khác nhau từ cấp huyện tới tỉnh, sau đó lên Trung Ương.
  • Những sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 4 sao đều có giấy chứng nhận quan trọng như VietGap, ISO, … Những ngôi sao đánh giá của một sản phẩm có được trải qua nhiều cơ quan thẩm định với các bộ phận chuyên môn. Cùng với đó là đánh giá của người đại diện tỉnh. 
  • Sản phẩm OCOP được đầu tư và chú trọng về nhiều mặt. Không chỉ chất lượng mà bao bì, hình thức sản phẩm cũng đặc biệt được quan tâm. Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3-4 sao cấp tỉnh được nâng cao về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất về nguồn gốc.
  • Sau khi đạt được số sao, sản phẩm nằm dưới sự quản lý của cơ quan Trung Ương quản lý, kiểm nghiệm cũng như duy trì chất lượng. Một sản phẩm OCOP được tin dùng bởi số sao nhận được thể hiện sự đầu tư, chú trọng trong các khâu. Từ nguyên liệu đầu vào, chế biến, bảo quản cho tới đầu ra.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

Sản phẩm chứng nhận OCOP được khách hàng được quan tâm và chú trọng.

IV. Lợi ích của việc tham gia chương trình OCOP

Những lợi ích có thể dễ dàng nhận thấy khi tham gia và áp dụng thành công OCOP:

  • Mức sống của người dân được cải thiện như: có công ăn việc làm, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, hòa nhập với nền kinh tế thị trường.
  • Nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống.
  • Tạo cơ hội để vươn ra thị trường lớn, xuất hiện tên “kệ sản phẩm” của những thị trường nước ngoài. 
  • Phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
  • Người tiêu dùng được tiếp cận các đặc sản, sản vật vùng miền với chất lượng tốt nhất.
  • Mang các sản phẩm đặc trưng, chất lượng của từng vùng miền tới người tiêu dùng để tôn vinh sản phẩm của người Việt Nam nói chung và người dân ở địa phương đó nói riêng.

V. Chứng nhận An toàn thực phẩm cho sản phẩm OCOP

Chứng nhận VietGAP

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, Tiêu chuẩn này bao hàm các quy định và thực hiện sản xuất nông nghiệp, cụ thể là những trình từ nguyên tắc, thủ tục để hướng dẫn các cá nhân tôi thức sản xuất thu hoạch, sơ chế đảm bảo tính an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức khỏe, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chứng nhận VietGAP dành cho các hợp tác xã, nông trường trồng trọt. 

Chứng nhận ISO 22000:2018/ HACCP

ISO 22000: 2018 là yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm được thiết kế dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm.

VI. Kết luận

Trên đây là một số thông tin về tiêu chuẩn và chứng nhận OCOP. Nếu một doanh nghiệp hoặc cá nhân được nhận chứng nhận OCOP thành công thì không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà đời sống của người dân ở đó cũng được cải thiện. Sản phẩm Việt Nam muốn vươn mình ra biển lớn thì việc đạt được những giấy chứng nhận là thiên quyết và cần thiết.

S-RIVER THAM DỰ TỌA ĐÀM NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG HÀ NỘI

Sáng nay ngày 07/04/2023 tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cùng với Hội Di sản văn hóa Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội – Sáng tạo để phát triển” trên tinh thần định hướng kỷ niệm 25 năm “Hà Nội – Thành phố Vì hòa bình” và dự án xây dựng thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế.
toạ đàm nghề thủ công truyền thống
Các đại biểu trao đổi về những giải pháp đổi mới, phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống.
toạ đàm nghề thủ công
Đại diện dự án Hoạ Sắc Việt tham gia tham luận – Quảng bá, khai thác và phát triển tiềm năng ứng dụng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam; đưa màu sắc, họa tiết truyền thống lên thiết kế hiện đại.
Tọa đàm nhằm tìm ra các sáng kiến và giải pháp thiết thực trong công tác bảo tồn các giá trị di sản nghề thủ công truyền thống, khuyến khích sự tham gia và kết nối của các làng nghề – phố nghề, giữa các nghệ nhân và thợ thủ công, giữa các tổ chức, các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công truyền thống phục vụ du lịch, góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô. Xây dựng những điểm giới thiệu, trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, quà tặng của các làng nghề – phố nghề Hà Nội, nhằm quảng bá tinh hoa làng nghề và tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến với Hà Nội nói chung và khu Phố cổ Hà Nội nói riêng.

Tại tọa đàm lần này, bên cạnh sự tham gia của đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội, toạ đàm “Nghề thủ công truyền thống Hà Nội – Sáng tạo để phát triển” có sự tham gia tích cực của Hội Di sản Văn hoá Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội, các nghệ nhân phố nghề, đại diện một số làng nghề Hà Nội, và đông đảo các nghệ sỹ, nhà thiết kế, kiến trúc sư trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo trẻ của Hà Nội, cũng như các doanh nghiệp du lịch, các doanh nghiệp phát triển sản phẩm thủ công sáng tạo của thành phố.

Bác Lê Đình Nghiên (Nghệ nhận vẽ tranh Hàng Trống cuối cùng) phát biểu về việc duy trì, phát triển nghề truyền thống hiện nay.

Góp mặt trong sự kiện lần này, S-River với vai trò là nhóm nghiên cứu và phát triển dự án Họa Sắc Việt đã tham luận về nội dung “Quảng bá, khai thác và phát triển tiềm năng ứng dụng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam; đưa màu sắc, họa tiết truyền thống lên thiết kế hiện đại”. Đối với S-River, đây là một sự vinh hạnh lớn khi được đóng góp một phần công sức vào việc bảo tồn và sáng tạo dòng Tranh Hàng Trống nói riêng và nghề thủ công truyền thống Hà Nội nói chung, là nguồn động lực lớn cho S-River khai phá thêm những giá trị truyền thống sau này.

toạ đàm nghề thủ công truyền thốngĐại diện dự án Hoạ Sắc Việt tham gia tham luận – Quảng bá, khai thác và phát triển tiềm năng ứng dụng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam; đưa màu sắc, họa tiết truyền thống lên thiết kế hiện đại.

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm những đề xuất để phát triển nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, các nghệ nhân nghề thủ công truyền thống của Hà Nội nói chung, trong Khu phố cổ nói riêng rất cần sự kết nối, tiếp sức của cộng đồng sáng tạo, mà đại diện tiêu biểu là các nhà đầu tư, nhà thiết kế, đội ngũ doanh nhân sáng tạo… Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ sở dữ liệu di sản nghề thủ công truyền thống một cách khoa học, với phương thức quản lý thống nhất, tiếp cận dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng sáng tạo thể nghiệm, thực hành những sáng tạo mới, mang lại những giá trị mới cho di sản. Tạo nguồn quỹ phục vụ bảo tồn, lưu giữ tri thức dân gian nghề truyền thống, cũng như hỗ trợ khơi nguồn thiết kế sáng tạo từ giá trị di sản. Những giải pháp này sẽ mang đến sức sống mới, hơi thở đương đại cho các sản phẩm dựa trên nguồn vốn di sản hay nền tảng tri thức dân gian, qua đó, tiếp cận được thị trường, chinh phục được khách hàng trong nước và quốc tế.

toạ đàm nghề thủ công truyền thốngKhu vực triển lãm dòng tranh dân gian Hàng Trống tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội.

toạ đàm nghề thủ công truyền thống

Trong khuôn khổ toạ đàm, Ủy ban nhân dân Quận Hoàn Kiếm giới thiệu triển lãm “Dòng tranh dân gian Hàng Trống” nhằm giới thiệu tinh hoa của dòng tranh dân gian và các sáng tạo mới từ tranh dân gian của các nghệ sỹ đương đại cũng sẽ được khai mạc vào lúc 18:00 ngày 06/04 tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội. Triển lãm giới thiệu 23 bức tranh Hàng Trống với các chủ đề tranh thờ và tranh trang trí của nghệ nhân Lê Đình Nghiên do nhà sưu tầm Nguyễn Quang Trung cung cấp, cùng 23 tác phẩm của các họa sĩ trẻ lấy cảm hứng từ tranh dân gian Hàng Trống trên nhiều chất liệu khác nhau qua không gian sắp đặt của hoạ sỹ Nguyễn Thế Sơn.

S-RIVER HỢP TÁC ĐÀO TẠO CÙNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Hôm nay, ngày 31/03/2023, khoa Các Khoa Học Liên Ngành trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai lễ ra mắt chương trình đào tạo Cử nhân Thiết kế sáng tạo mới gồm ba chuyên ngành: Đồ họa công nghệ số; Thời trang sáng tạo và Nội thất bền vững trong bối cảnh nền kinh tế sáng tạo. Song, đây cũng là sự tiếp nối của lịch sử đào tạo nghệ thuật lâu đời của Trường Mỹ Thuật Đông Dương thuộc Đại học Đông Dương – tiền thân của trường Đại học Quốc Gia Hà Nội ngày nay. Tại sự kiện lần này, S-River cũng rất vinh hạnh được góp mặt ở một vai trò mới khi S-River hợp tác đào tạo cùng trường Đại học quốc gia Hà Nội.
Cũng trong sự kiện này, lễ ra mắt chương trình Cử nhân Thiết kế sáng tạo đã đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa S-River và Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc Gia Hà Nội trên cương vị là đối tác đào tạo, là cơ hội để S-River có thể đóng góp một phần trong quá trình đào tạo ra những nhà thiết kế trẻ tương lai của đất nước.

ĐIỂM TIN THIẾT KẾ THÁNG 3/2023 CÙNG S-RIVER

Kết thúc tháng 3 này, quý đầu tiên của năm 2023 đang dần khép lại, hứa hẹn mở ra một giai đoạn mới thật nhiều thành công và hy vọng mới. Song, hãy cùng điểm lại một số tin tức thiết kế đã diễn ra trong tháng 3 này cùng S-River.   

1. Pepsi thay đổi logo trước thềm kỉ niệm 125 năm thành lập

Ngày 28/3 vừa qua, Pepsi đã công bố logo và bộ nhận diện thương hiệu mới. Trên thực tế, dù thoạt nhìn sẽ nhận ra phong cách quen thuộc của Pepsi vào giai đoạn 1987 – 1997, nhận diện của Pepsi 2023 lại không hề đơn giản như vậy. Được lấy cảm hứng từ dòng sản phẩm Zero Sugar, logo mới lần này được xây dựng để tạo khoảng cách giữa Pepsi với đường. Bên cạnh đó, các dải màu đỏ, trắng và xanh lam gợn sóng đặc trưng vẫn là điểm nhấn của thiết kế. Song, nhận diện mới của Pepsi có phần hiện đại hơn, nhấn mạnh vào định hướng phát triển dòng sản phẩm không đường của thương hiệu. 

Nguồn: Fast Company 

Logo Pepsi trước và sau khi tái nhận diện (Ảnh: PepsiCo).
Logo Pepsi trước và sau khi tái nhận diện (Ảnh: PepsiCo).
Logo Pepsi mới linh hoạt trên mọi khung hình (Ảnh: PepsiCo)
Logo Pepsi mới linh hoạt trên mọi khung hình (Ảnh: PepsiCo)
Sự thay đổi lần này liên quan đến định hướng theo đuổi dòng sản phẩm không đường của Pepsi (Ảnh: PepsiCo).
Sự thay đổi lần này liên quan đến định hướng theo đuổi dòng sản phẩm không đường của Pepsi (Ảnh: PepsiCo).

2. Adobe thiết kế văn phòng theo tâm lý học màu sắc

Mới đây, văn phòng của Adobe tại tòa Founders Towers, Mỹ đã được trang hoàng lại bằng các không gian khác nhau với màu sắc đa dạng, được thiết kế dựa trên tâm lý học về màu sắc. Thay vì sử dụng các vách ngăn, Adobe đã thay thế bằng các tone màu khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu làm việc khác nhau của nhân viên. Trong khi màu xanh dương được thiết kế tại khu vực bàn làm việc giúp nâng cao tập trung và tư duy hiệu quả, màu xanh lá được dùng tại khu phòng họp giúp cải thiện mức độ tập trung suy nghĩ. Ngoài ra, khu vực phòng nghỉ được thiết kế trên tone màu cam – đại diện cho sự hòa đồng, kết nối, giúp tăng tương tác giữa mọi người. 

Nguồn: Fast Company 

Các gam màu khác nhau tượng trưng cho từng nhu cầu làm việc (Ảnh: Jason O’Rear Photography).
Các gam màu khác nhau tượng trưng cho từng nhu cầu làm việc (Ảnh: Jason O’Rear Photography).
Văn phòng màu xanh dương giúp nâng cao sự tập trung và tư duy hiệu quả (Ảnh: Jason O’Rear Photography).
Văn phòng màu xanh dương giúp nâng cao sự tập trung và tư duy hiệu quả (Ảnh: Jason O’Rear Photography).
Văn phòng màu xanh dương giúp cải thiện mức độ tập trung suy nghĩ trong lúc họp (Ảnh: Jason O’Rear Photography).
Văn phòng màu xanh dương giúp cải thiện mức độ tập trung suy nghĩ trong lúc họp (Ảnh: Jason O’Rear Photography).

3. Trang website AI của Coca Cola cho phép người hâm mộ tự mình thiết kế 

Những người yêu thích Coca-Cola giờ đây có thể thể hiện sự đánh giá cao của họ đối với đồ uống này dưới hình thức nghệ thuật, khi công ty giới thiệu công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép người hâm mộ tạo ra các thiết kế từ một số hình ảnh mang tính biểu tượng nhất của thương hiệu như hình ảnh, logo và biểu tượng—để thực hiện cách giải thích sáng tạo của riêng họ về thương hiệu. Hiện nay, công cụ này có thể sử dụng tại 17 quốc gia. Trong khuôn khổ ra mắt công cụ này, Coca Cola cho biết sẽ mời 30 nhà sáng tạo có tác phẩm nổi bật nhất tới trụ sở toàn cầu của thương hiệu ở Atlanta để tham dự hội thảo ‘Học viện Sáng tạo Kỳ diệu Thực sự’ do nhóm Thiết kế và Sáng tạo Toàn cầu Coca Cola tổ chức. 

Nguồn: Design Taxi

Thao tác dễ dàng giúp người dùng thiết kế sinh động với hình ảnh lon nước của Coca Cola (Ảnh: Coca Cola).
Thao tác dễ dàng giúp người dùng thiết kế sinh động với hình ảnh lon nước của Coca Cola (Ảnh: Coca Cola).

4. Shakespeare’s Globe công bố kiểu chữ thiết kế phức tạp trong cuốn “First Folio” 

Nhân dịp kỷ niệm 400 năm bộ sưu tập tác phẩm nổi tiếng của Shakespeare, nhà hát hợp tác với Typeland để tạo ra một kiểu chữ theo mùa. Typeland đã làm việc thông qua Folio, điều chỉnh các họa tiết để tạo ra cách xử lý theo chủ đề cơ bản, trước khi tạo phông chữ lớp riêng biệt. Kiểu chữ sử dụng bảng chữ cái viết hoa hoàn toàn, lấy cảm hứng từ các chữ cái đầu trang trí từ Folio gốc. Để có tính linh hoạt cao hơn, dòng Amifer Folio có hai phong cách riêng biệt – một phiên bản đơn giản hóa trong Amifer Folio Small và một phiên bản có nhiều thành phần và màu sắc hơn, “mang đến sự hiện diện có sức ảnh hưởng hơn ở kích thước lớn hơn”. Một “dàn nhân vật đặc biệt” được tạo ra theo từng phong cách, từ các thực thể thiên thần và ác quỷ cho đến gargoyles, được lấy từ các bức tranh khắc gỗ Folio.

Nguồn: It’s nice that

Nguyên bản thiết kế phức tạp trong cuốn "First Folio" (Ảnh: Shake Speare Globe).
Nguyên bản thiết kế phức tạp trong cuốn “First Folio” (Ảnh: Shake Speare Globe).
Thiết kế phức tạp trong cuốn "First Folio" (Ảnh: Shake Speare Globe).
Thiết kế phức tạp trong cuốn “First Folio” (Ảnh: Shake Speare Globe).
Thiết kế phức tạp trong cuốn "First Folio" (Ảnh: Shake Speare Globe).
Thiết kế phức tạp trong cuốn “First Folio” (Ảnh: Shake Speare Globe).

5. Strongbow thay đổi thiết kế bao bì sau 63 năm 

Strongbow đã công bố thay đổi đầu tiên đối với thiết kế lon kể từ năm 1960. Có thể nói, đây là “thiết kế lại lớn nhất và táo bạo nhất từ trước đến nay” của thương hiệu. Strongbow đã loại bỏ bao bì quen thuộc, thay đổi các điểm nhấn đồ họa và các chi tiết có hoa văn trên bao bì để tạo khối màu sáng. Logo cung thủ đã được giữ lại ở trung tâm của bao bì và kiểu chữ vẫn nhất quán; sự thay đổi lớn đến từ một bảng màu mới rực rỡ trải dài từ hồng nhạt đến xanh cỏ. Đây không phải là lần đầu tiên một thương hiệu nước giải khát hướng đến chủ nghĩa tối giản trong năm nay. Tháng trước, 7Up đã loại bỏ các biểu tượng cam quýt minh họa đã xuất hiện trên bao bì của nó trong hơn bảy năm, thay vào đó chọn các hình dạng trừu tượng. Được biết, mẫu bao bì mới này cũng sớm được bày bán tại các nước như Anh, Úc.

Nguồn: It’s nice that

Mẫu bao bì mới của Strongbow (Ảnh: Strongbow).
Mẫu bao bì mới của Strongbow (Ảnh: Strongbow).

6. Coca Cola đưa bức vẽ năm 1962 của Andy Warhol vào TVC độc đáo  

Bức tranh vẽ chai Coca-Cola năm 1962 của Andy Warhol mang đến một góc nhìn khác cho quảng cáo mới của thương hiệu nước giải khát quen thuộc.

Câu chuyện diễn ra trong một viện bảo tàng, nơi một sinh viên đang chiến đấu với sự buồn chán trong chuyến tham quan học nhóm. Tuy nhiên, sự quan tâm của sinh viên đã sớm được khơi dậy khi tác phẩm nghệ thuật bất ngờ hoạt hình.

Tác phẩm của Warhol không phải là tác phẩm duy nhất trong quảng cáo. Những tác phẩm khác bao gồm The Scream của Munch, The Shipwreck của JMW Turner, và Vermeer’s Girl with a Pearl Earring. Chúng được xen kẽ với các tác phẩm của các nghệ sĩ mới nổi từ khắp nơi trên thế giới: Stefania Tejada, Vikram Kushwah, Fatma Ramadan, Wonder Buhle và Aket.

Được biết, chiến dịch lần đầu tiên được triển khai ở Mỹ Latinh và sẽ triển khai ở các thị trường khác trong năm nay. 

Nguồn: Creative Review

TVC của Coca Cola lấy cảm hứng từ tranh vẽ của Andy Warhol 1962 (Ảnh: It's nice that).
TVC của Coca Cola lấy cảm hứng từ tranh vẽ của Andy Warhol 1962 (Ảnh: It’s nice that).

7. Freeform (kênh truyền hình cáp của Disney) tái xây dựng thương hiệu 

Sau khi chuyển sang nền tảng ưu tiên phát trực tuyến vào năm 2022, Freeform trở lại với giao diện mới sử dụng thiết kế linh hoạt và tự do để phản ánh đối tượng của kênh. Họ là những thanh niên chưa đến tuổi trưởng thành, không ngừng phát triển. Vì thế, Freeform muốn những chương trình giúp họ mở rộng thế giới của mình. Thiết kế chủ đạo cho ý tưởng này là một kiểu chữ hiện đại, liên tục gợi ra những hình dung về Freeform. Trên khắp thương hiệu, các dạng chữ liên tục xoay và xoắn, một chuyển động được ghi lại hoàn toàn thông qua hình ảnh động nhưng sinh động ngay cả khi tĩnh.

Nguồn: It’s nice that  

Bộ nhận diện thương hiệu mới của Freeform (Ảnh: It's nice that)
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Freeform (Ảnh: It’s nice that)
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Freeform (Ảnh: It's nice that)
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Freeform (Ảnh: It’s nice that)

8. Jerwood ra mắt toolkit nghệ thuật lấy chủ đề người lao động 

Jerwood – chương trình hàng đầu của Anh về sự đa dạng kinh tế xã hội trong nghệ thuật,, đã nhá hàng bộ công cụ dựa trên hành động thực tiễn từ quá trình tuyển dụng đến định nghĩa lại ‘tính chuyên nghiệp’. Vào năm 2019, Jerwood Arts đã khảo sát những người lao động có hoàn cảnh kinh tế xã hội thấp về “điều gì thực sự hiệu quả’ để hỗ trợ họ hòa nhập tại nơi làm việc”, sau đó ra mắt tài liệu hỗ trợ nhà tuyển dụng về vấn đề liên quan. Trong lần trở lại này, bộ công cụ 2023 trình bày khía cạnh khác của giao tiếp nơi công sở, để thúc đẩy sự hòa nhập trong ngành sáng tạo,v.v. 

Nguồn: It’s nice that  

Jerwood ra mắt toolkit nghệ thuật lấy chủ đề người lao động (Ảnh: Jerwood Art).
Jerwood ra mắt toolkit nghệ thuật lấy chủ đề người lao động (Ảnh: Jerwood Art).

9. Offf Festival 2023 trở lại Barcelona vào tháng 3

Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 này, Offf Festival lần thứ 22 sẽ quay trở lại Disseny Hub Barcelona với sự góp mặt của hơn 60 nhà sáng tạo và studio từ khắp nơi trên thế giới. 

Offf Barcelona là một lễ hội thường niên quy tụ tất cả mọi người và xu hướng đang định hình ngành công nghiệp sáng tạo ngày nay, bao trùm mọi thứ từ nghệ thuật và thiết kế đến giải trí và văn hóa kỹ thuật số.

Chương trình bao gồm các hội thảo, lớp học chuyên gia, cuộc thi dành cho các chuyên gia mới nổi và nhiều hoạt động khác nhau của các nhà tài trợ và đối tác. Các buổi hội thảo sẽ quan sát cách tạo áp phích bằng kỹ thuật cắt dán nổi tiếng của nhà thiết kế đồ họa David Carson, khiếu thẩm mỹ nghệ thuật của Gemma O’Brien và workshop về typography của Zetafonts.  

Nguồn: Creative Review

Offf Festival 2023 trở lại Barcelona vào tháng 3 (Ảnh: offf.festival).
Offf Festival 2023 trở lại Barcelona vào tháng 3 (Ảnh: offf.festival).

Trên đây là một số tin tức thiết kế nổi bật tháng 3 năm 2023 mà S-River muốn gửi đến bạn đọc. Nghệ thuật vốn luôn là loại hình có khả năng chạm và in sâu vào tâm trí con người nhất. Giống như đối với các nhãn hàng, thương hiệu nào ứng dụng nghệ thuật vào quảng bá hiệu quả hơn thì thương hiệu đó sẽ có cơ hội thu hút nhiều khách hàng hơn. Nếu vẫn còn băn khoăn về việc này, hãy để dịch vụ của S-River Creative Agency đồng hành với bạn!