Bộ nhận diện được coi là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Bằng sự nhất quán, độc đáo trong thiết kế, bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận và ở lại trong trí nhớ của khách hàng một cách dễ dàng hơn. Vậy một bộ nhận diện thương hiệu cần những gì? Hãy cùng S-River đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
1. Brand Identity – Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Brand Identity hay còn gọi là Nhận diện thương hiệu – là thứ mà doanh nghiệp, công ty muốn truyền tải đến khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ hoặc tiện ích. Bộ nhận diện thương hiệu thường bao gồm những yếu tố liên quan tới thiết kế Logo, màu sắc, hình ảnh, icon, typo,… Mỗi công ty với văn hoá khác nhau sẽ có thiết kế tạo nên sự khác biệt và dễ phân biệt trong tâm trí khách hàng.
Bằng sự đồng bộ và nhất quán trong mọi thiết kế của bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng để lại ấn tượng với khách hàng và quá trình xây dựng thương hiệu sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu?
Là hình ảnh đại diện của doanh nghiệp
Bộ nhận diện thương hiệu là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp và thương hiệu tới khách hàng. Với một bộ nhận diện mang những nét đặc trưng của công ty như logo hoặc slogan, sẽ đem lại một dấu ấn đặc biệt trong tiềm thức của khách hàng. Từ đó, hình ảnh thương hiệu sẽ được lan toả và phủ sóng rộng rãi, thúc đẩy việc bán hàng, và tăng khả năng lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, khi tham gia kêu gọi đầu tư cho các dự án lớn, bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp cho hình tượng của doanh nghiệp trở nên uy tín hơn trong mắt đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư dự án. Từ đó, quá trình gọi vốn sẽ dễ dàng hơn.
Tạo lòng tin và thúc đẩy mong muốn khách hàng
Tiếp đến, bộ nhận diện thương hiệu còn giúp doanh nghiệp tạo lòng tin và thúc đẩy mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng. Những thông điệp được truyền tải, giá trị sản phẩm về mặt cảm tính (tính chuyên nghiệp, sự khác biệt, đẳng cấp,…) và lý tính (mẫu mã đẹp, chất lượng tốt,…) đều là phương tiện giúp cho đội ngũ nhân viên kinh doanh thuyết phục khách hàng yên tâm, tin tưởng khi lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
Dưới đây là những thành phần chính mà bộ nhận diện thương hiệu cần phải có:
Nhận diện thương hiệu qua màu sắc và thiết kế Logo
Màu sắc cũng như Thiết kế Logo và bộ nhận diện thương hiệu là hai yếu tố cơ bản, tạo nên ấn tượng đầu tiên cho người nhìn
- Logo: Logo chính là thành tố nhận diện đặc biệt mà mỗi doanh nghiệp cần có. Đa số các doanh nghiệp chỉ sử dụng một logo chính, tuy nhiên trong các trường hợp khác nhau thì họ cũng sẽ chuẩn bị những phiên bản thay thế. Một số loại logo thay thế có thể kể đến như: logo ngang, logo dọc, logo đen trắng, logo hình vuông, logo màu thay thế, logo xám.
- Màu sắc: Đi kèm với logo là màu sắc đặc trưng của công ty, điều này sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng liên tưởng tới doanh nghiệp dù không có bất kỳ hình ảnh nào trước mặt. Ví dụ như khi nhắc tới ứng dụng điện thoại đang thịnh hành nhất hiện nay, thì người ta vẫn có thể tưởng tượng đến ứng dụng Tiktok với màu chủ đạo là xanh, hồng, đen và trắng.
Nhận diện thương hiệu trên sản phẩm
Khách hàng khi mua sắm sẽ tiếp xúc với bao bì, nhãn mác sản phẩm đầu tiên. Chính vì thế, một bao bì sản phẩm chuyên nghiệp, thuận mắt sẽ thu hút được ánh nhìn của người mua và nâng cao tỷ lệ được lựa chọn của sản phẩm. Không chỉ vậy, sự nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu sẽ làm tăng uy tín và giá trị của sản phẩm đó.
Ngoài ra, việc thiết kế nhận diện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường. Thông qua tem nhãn, phiếu bảo hành, hướng dẫn sử dụng được in hoặc dán trên bao vì sản phẩm.
Nhận diện thương hiệu qua đồ dùng văn phòng
Mỗi món đồ, hình ảnh hoặc màu sắc trong văn phòng công ty cũng cần phải phù hợp với phong cách logo đã chọn. Kết hợp với tính chất sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tạo nên sự đồng bộ, nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu. Một số đồ dùng có thể kể đến như: danh thiếp, thư cảm ơn, chữ ký email, tem, báo giá, hoá đơn,…
Nhận diện thương hiệu qua Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media)
Social Media được sử dụng nhằm đưa hình ảnh, bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tiến đến gần hơn với khách hàng một cách tự nhiên nhất. Với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các nền tảng mạng xã hội như ngày nay thì sẽ không còn là quá khó để doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp tới khách hàng của mình. Có lẽ vì sự dễ dàng và phạm vi rộng lớn của Social Media nên đó là cách được các đơn vị kinh doanh ưa chuộng nhất hiện nay.
Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội, tuỳ thuộc vào mỗi nền tảng, bước đầu doanh nghiệp sẽ đăng tải ảnh bìa và ảnh đại diện lên trang cá nhân để tạo hình ảnh thương hiệu. Một số nền tảng Social Media thịnh hành như: Facebook, Twitter, Google +, Pinterest, LinkedIn,…
Tiếp đến, các doanh nghiệp có thể chia sẻ, truyền thông cho sự kiện qua các bài đăng, hình ảnh, video được chia sẻ trên các nền tảng trên.
Nhận diện thương hiệu qua hoạt động Marketing trên nền tảng digital
Trong mỗi doanh nghiệp, hoạt động Marketing và Digital Marketing là không thể thiếu. Vì vậy, việc lồng ghép nhận diện thương hiệu trong các sản phẩm, công cụ Marketing và công cụ Digital Marketing là giải pháp được nhiều đơn vị kinh doanh ứng dụng.
Bên cạnh đó, trong kỷ nguyên công nghệ phát triển mạnh mẽ, Marketing trên nền tảng Digital cũng được ưu tiên đầu tư thiết kế bài bản, chuyên nghiệp. Trong đó bao gồm những hoạt động xây dựng Website thương hiệu, Hồ sơ năng lực, quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến.
Việc thiết kế tuân theo bộ nhận diện về hình ảnh, màu sắc thống nhất sẽ làm cho thông điệp của thương hiệu trở nên dễ nhận biết và đáng nhớ hơn.
Nhận diện thương hiệu sản phẩm ngoài trời
Ngày nay, các băng rôn, biển hiệu của các doanh nghiệp khác nhau được xuất hiện ở mọi nơi và mọi kích cỡ. Đa số chúng đều được dùng để quảng bá và giúp các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu của họ. Một số loại biển hiệu thịnh hành như biển quảng cáo, chỉ đường, biểu tượng công ty, Standee,…
Ngoài ra, mỗi đơn vị kinh doanh có thể có các điểm chạm thương hiệu khác nhau lên ấn phẩm, tài liệu, công cụ,… Tuỳ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp, họ sẽ có thể xây dựng nhận diện thông qua linh vật thương hiệu (Brand Mascot), Ấn phẩm lễ tết, Quà tặng thương hiệu, Ấn phẩm phục vụ sự kiện, họp báo,…
Trên đây là những chia sẻ của S-River về bộ nhận diện thương hiệu và những điều bạn nên biết. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn!
Nếu bạn gặp khó khăn, S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!
Nguồn: Unica