KHÁM PHÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA THƯƠNG HIỆU
21 tháng 02 năm 2023

“Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến khách hàng lựa chọn thương hiệu của doanh nghiệp bạn, thay vì của đối thủ cạnh tranh hay chưa?”

Đây là câu hỏi trong cuộc nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh thương hiệu đã gửi tới gần 4.000 vị CEO từ nhiều các doanh nghiệp khác nhau mà S-River sưu tầm được. Câu trả lời nhận được chỉ là những cái lắc đầu ngao ngán. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn sử dụng một vài chiêu trò để thu hút khách hàng, trong đó có không hiếm sử dụng các thông tin giả, không đúng sự thật. Quả thực, điều này khiến những doanh nghiệp ấy khó mà có thể tiến xa hơn nữa do không biết khai thác lợi thế cạnh tranh thương hiệu bền vững hơn.

Việc chăm sóc khách hàng chỉ có thể là yếu tố giúp doanh nghiệp của bạn níu giữ khách hàng sử dụng sản phẩm lâu hơn, khi bản chất dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp bạn đã có nhiều sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Như tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Khác biệt hay là chết” Jack Trout đã nói:
“Trong một nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, bạn phải tìm mọi cách để mình trở nên khác biệt, hoặc cung cấp sản phẩm với giá thấp cực sốc. Còn không, chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ chết.”

Rất nhiều doanh nghiệp không biết làm thế nào để xác định lợi thế cạnh tranh của thương hiệu hay thậm chí, họ còn chẳng biết điểm mạnh của mình nằm ở đâu. Một số khác cố gắng khác biệt hóa sản phẩm của họ ở công dụng sản phẩm, hoặc ở dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhưng điều đó là chưa đủ để họ trở nên nổi bật.
Thật trớ trêu, rằng trong những doanh nghiệp mà khảo sát trên đề cập, có những doanh nghiệp thực sự có khả năng xây dựng thương hiệu cao cấp từ các giá trị tiềm ẩn. Chỉ là họ chưa biết khai phá chúng thôi. Vậy, làm thế nào để bạn có thể khám phá những “con hổ” đang ẩn sâu bên trong doanh nghiệp của bạn?

Khám phá lợi thế cạnh tranh - "con hổ" bên trong doanh nghiệp (Ảnh: Sale Hacker).
Khám phá lợi thế cạnh tranh của thương hiệu – “con hổ” bên trong doanh nghiệp (Ảnh: Sale Hacker).

Sự khác biệt là gì?

Đối với một thương hiệu, sự khác biệt ở đâu có thể đến từ nhiều khía cạnh, như:

  • Sự lãnh đạo.
  • Di sản kế thừa từ những lãnh đạo đời trước.
  • Những đặc tính.
  • Cách thức chế tạo ra sản phẩm / dịch vụ.
  • Công thức bí truyền.
  • Cách phân phối sản phẩm.
  • Niềm tin, văn hóa doanh nghiệp.

Trong trường hợp của Amazon, nhãn hàng tuyên bố sự khác biệt của mình so với đối thủ chính là nằm ở triết lý: Đa dạng sự lựa chọn (To enable freedom of choice). Trước đây, Amazon chỉ bán một loại sản phẩm duy nhất, đó chính là ebook. Đối thủ của Amazon là Barnes & Noble và Borders. Thời thế thay đổi khi CEO Jeff Bezos mở rộng tầm nhìn sang buôn bán tất tần tật đủ các thể loại hàng hóa. Nhưng, chỉ duy triết lý kinh doanh là điều mà Bezos vẫn giữ vững dù ai nói ngả nói nghiêng.

Từ A đến Z, Amazon có thể cho mọi người tất cả những thứ họ cần (Ảnh: The Hill).
Từ A đến Z, Amazon có thể cho mọi người tất cả những thứ họ cần (Ảnh: The Hill).

Khám phá lợi thế cạnh tranh thương hiệu của bạn chính từ sự khác biệt

Bạn hoàn toàn có thể nói rằng: Tôi biết rõ sự khác biệt trong thương hiệu của mình với đối thủ, nhưng sự khác biệt đó có thể chỉ nằm ở những công dụng mà sản phẩm đem lại tới khách hàng, nhận thức của họ về sản phẩm liệu có khác biệt với đối thủ? Trên thực tế, sự khác biệt ở đây rộng hơn thế (như chúng tôi đã đề cập ở phần trên). Bạn có thể tạo dựng nó, hoặc khai phá nó ẩn sâu lớp màn bí ẩn. Đó mới chính là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.

Chip và Dan Heath, tác giả của cuốn Made to Stick (tạm dịch là Tạo ra thông điệp gắn kết, đã từng xuất bản tại Việt Nam), đã chỉ ra rằng một thông điệp đầy ý nghĩa mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng của mình có thể chính là một yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa bạn và những đối thủ khác trên thị trường:

Những nhà quản trị doanh nghiệp thường tin rằng, một khi họ chia sẻ ý tưởng của họ qua bài thuyết trình trên PowerPoint, họ đã thành công trong việc truyền đạt ý tưởng. Nhưng thực chất, họ mới chỉ chia sẻ các số liệu mà thôi.

Cuốn "Made to Stick" (tạm dịch: Tạo ra thông điệp gắn kết) của tác giả Chip & Dan Health. (Ảnh: Brand Genetics).
Cuốn “Made to Stick” (tạm dịch: Tạo ra thông điệp gắn kết) của tác giả Chip & Dan Health. (Ảnh: Brand Genetics).

Rất nhiều những marketer khác cũng bị mắc sai lầm tương tự. Họ chia sẻ thông tin, nhưng không lồng ghép vào đó một thông điệp có ý nghĩa nào đó. Nói không thôi chưa đủ, làm thế nào để họ thấu hiểu được thông tin đó, thế mới khó.Trong khi đó, 50 năm qua đã khiến thế giới thay đổi rất nhiều. Thế giới phẳng khiến cuộc cạnh tranh nơi thương trường giờ đã trở thành cuộc chiến trên toàn cầu. Khách hàng giờ mới là người có quyền lực cao nhất. Họ có thể dễ dàng tra cứu, bình luận, chia sẻ, phản ánh thông tin và giao tiếp với nhau thông qua các công cụ mạng xã hội.

Nghĩ lại về thương hiệu của doanh nghiệp bạn, bạn mạnh nhất ở khía cạnh gì? Điểm độc nhất chỉ có ở thương hiệu của bạn là gì? Chiến lược dài hạn trong xây dựng thương hiệu của bạn là gì? Về mặt lý thuyết, thương hiệu nào cũng có những đặc trưng riêng biệt. Chỉ là bạn không biết cách chia sẻ chúng ra mà thôi.

Kỹ năng sử dụng từ ngữ biến hóa

Bạn nắm trong lòng bàn tay thế mạnh của doanh nghiệp mình, nhưng thực sự lúng túng trong việc chia sẻ và thể hiện những đặc tính riêng biệt ấy cho cả thế giới? Kỹ năng viết lách linh hoạt chính là cứu tinh dành cho bạn.
Thay vì nói: “Chúng tôi có chính sách chăm sóc khách hàng tuyệt vời”, sử dụng câu chữ kiểu: “Doanh nghiệp chúng tôi thường xuyên ship 99% đơn hàng nhận được trong ngày. 100% trong số đó đến trực tiếp tới tay khách hàng” chẳng rõ ràng và “đanh thép” hơn sao?

Trên đây là những lợi thế cạnh tranh tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các bạn và các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và làm việc một cách tốt nhất có thể. S-River xin cảm ơn!

Nếu bạn gặp khó khăn, dịch vụ tại S-River Creative Agency sẽ giúp bạn!

Nguồn: Business&Rich

Bài viết khác